PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG MẦM NON ĐỨC XƯƠNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

      Giáo dục Kỹ năng sống là khả năng giúp trẻ tự làm chủ được bản thân của mình, khả năng tự ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống. Kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển tải những kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

   Một trẻ nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng sống. (Bao gồm nhiều kỹ năng) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì đảm bảo trẻ đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ, phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non là vô cùng cần thiết. Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ..

 

       Rèn cho trẻ một số kỹ năng sảy ra trong cuộc sống

    Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp. Như vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành, trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn che chở, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ  xảy ra. Nhận thức rõ được vai trò và vị trí quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non chúng ta cần đưa ra biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như sau:

     Thứ nhất: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các tình huống. Đối với trẻ mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn, rèn luyện kỹ năng ứng xử có văn hoá với mọi người xung quanh. Như kỹ năng phòng chống tai nạn, biết tự bảo vệ mình là vô cùng cần thiết. Ngay từ nhỏ, trẻ cần được giáo dục kỹ năng ứng biến khi gặp các tình huống khó khăn. Đó chính là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị để đề phòng mọi việc có thể xảy ra. Với trẻ mẫu giáo, trẻ còn nhỏ tuổi, kinh nghiệm sống chưa có nên kỹ năng phòng chống tai nạn ở trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa nhận thức được mối nguy hiểm xảy ra xung quanh trẻ và cách nhận biết, phòng tránh và xử lý cho phù hợp. Chính vì vậy, người lớn hay nói đúng hơn là giáo viên trong lớp là người cần phải, suy nghĩ, nghiên cứu đưa ra những phương pháp giáo dục các kỹ năng cho trẻ để trẻ tránh được những nguy cơ có thể xảy ra và ứng phó được với cuộc sống xung quanh, ở mọi thời điểm trong ngày. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng, những kiến thức giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi dễ hiểu đối với trẻ như; Tạo tình huống cụ thể, đưa ra tình huống, dạy trẻ kỹ năng ứng phó và suy nghĩ cách giải quyết tình huống đó. Giáo dục trẻ khi đi chơi hoặc đến những nơi công cộng phải có bố, mẹ đi cùng, không tự ý chạy nhảy sẽ bị lạc, giáo dục trẻ khi xảy ra sự cố không mong muốn phải xử lý như thế nào.

      Thứ hai: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua nội dung các câu chuyện. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là trẻ rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ rất khó phai. Nên tôi đã tìm một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Thông qua chuyện giúp trẻ tiếp thu một cách tự nguyện, hứng thú.

      Thứ ba: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi. Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. Vì vậy, giáo viên mầm non cần chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có. Ví dụ, cho trẻ hoạt động ở các góc như ở góc “Gia đình”, trẻ đóng giả một người lạ đến gõ cửa  khi trẻ ở nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Không  mở cửa cho người lạ, phải đợi bố, mẹ về đã”. Hoặc cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống, “Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ, Cháu chờ ở đây với cô đợi bố mẹ đón. Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” cô cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp thời như, bác lái xe đã thắt dây an toàn chưa, không thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe đang chạy trên đường gây nguy hiểm.

       Thứ tư: Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, cô giáo cần chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ mình. Dạy trẻ được những kỹ năng đó phải là một quá trình lâu dài. Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mầm non vẫn được sống trong sự che chở, bảo vệ của người lớn. Những trên thực tế, không phải lúc nào người lớn cũng ở bên con khi có tình huống xấu. Người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho trẻ và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách tự vệ để bảo vệ bản thân. Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất ngờ mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không nên áp đặt, cấm đoán trẻ. Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm, thực hành và áp dụng. Bên cạnh đó cô giáo cùng phối hợp với phụ huynh trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ.

       Để việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non đạt kết quả tốt trong các hoạt động và nhận thức của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện trong trường. Giáo viên cần quan tâm đến sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống, nội dung của giáo dục kỹ năng sống, các phương pháp giáo dục kỹ năng sống trẻ.

                                                                                            Người thực hiện

                                                                                         Phó hiệu trưởng

 

                                                                                            Cao Thị Xuân

 

 

     

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Công đoàn trường MN Đức Xương tổ chức các hoạt động để chào mừng kỷ niệm 115 năm ngảy Quốc tế phụ nữ 8-3. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 59 phút - Ngày 10 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Trường Mầm non Đức Xương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910- 08/3/2025) ... Cập nhật lúc : 16 giờ 39 phút - Ngày 10 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Sáng ngày 28/02/ 2025, tại trường Mầm non Đức Xương đã tổ chức chuyên đề “Áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến cho trẻ trong trường Mầm non”. ... Cập nhật lúc : 12 giờ 4 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Sáng ngày 28/02/ 2025, tại trường Mầm non Đức Xương đã tổ chức chuyên đề “Áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến cho trẻ trong trường Mầm non”. ... Cập nhật lúc : 12 giờ 4 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Sáng ngày 28/02/ 2025, tại trường Mầm non Đức Xương đã tổ chức chuyên đề “Áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến cho trẻ trong trường Mầm non”. ... Cập nhật lúc : 12 giờ 4 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Sáng ngày 28/02/ 2025, tại trường Mầm non Đức Xương đã tổ chức chuyên đề “Áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến cho trẻ trong trường Mầm non”. ... Cập nhật lúc : 12 giờ 3 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những k ... Cập nhật lúc : 11 giờ 48 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Là một giáo viên mầm non chắc hẳn không ít lần các đồng chí GV chúng ta không ít phải trải qua những tình huống sư phạm hóc búa và cảm thấy bế tắc khi tìm hướng giải quyết. Vì vậy sau đây tô ... Cập nhật lúc : 11 giờ 35 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có vai trò rất quan trọng, tác động mạnh đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. ... Cập nhật lúc : 11 giờ 28 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Bệnh Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm A, ... Cập nhật lúc : 8 giờ 48 phút - Ngày 26 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...